Đo thính lực đơn âm là gì?

1. Định nghĩa

Đo thính lực (ngưỡng nghe) đơn âm là một nghiệm pháp không thể thiếu được để mô tả sự nhạy cảm của cơ quan thính giác. Đo dẫn truyền đường xương và đường khí cho bác sĩ những chỉ số cơ bản liên quan đến chức năng thính giác để chẩn đoán nghe kém. Vì vậy mà các đáp ứng thính giác khi đo được ghi lại trên Thính lực đồ giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán chính xác mức độ nghe kém.

 

2. Phân loại

2.1. Đo thính lực đơn âm đường khí (AC)

Dẫn truyền đường khí là đường dẫn truyền sóng âm từ không khí theo chuỗi xương con vào dịch tai trong.

Mục đích của phép đo thính lực đơn âm đường khí là để xác định ngưỡng nghe và mức độ nghe kém, từ đó sẽ có phương pháp điều trị hoặc lựa chọn dòng máy trợ thính phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghe.

2.2. Đo thính lực đơn âm (đo dẫn truyền) đường xương (BC)

 Là sự rung động lên hệ thống xương sọ do kích thích âm không thông qua tai ngoài và tai giữa mà kích thích trực tiếp lên dịch tai trong.

 Đo thính lực đơn âm đường xương để xác định loại khiếm thính (dẫn truyền, tiếp nhận hay hỗn hợp), phép đo này cũng hỗ trợ cho quá trình hiệu chỉnh máy trợ thính chuẩn xác hơn.